Trên thị trường hiện có rất nhiều chủng loại sàn gỗ khác nhau có thể kể đến như sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ kỹ thuật, sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ ngoài trời. Mỗi chủng loại sàn gỗ lại phân chia thành từng loại sàn gỗ dựa theo loại gỗ dùng để sản xuất. Vậy, lựa chọn loại sàn gỗ nào để vừa kinh tế, vừa bền đẹp, vừa an toàn, vừa dễ thi công quả thật không hề đơn giản chút nào.

Nếu bạn thích sàn gỗ tự nhiên nhưng giá rẻ hơn mà độ bền và ổn định cao, Sàn gỗ Vĩnh An xin giới thiệu một sản phẩm hội tụ đủ các điều kiện trên đó là sàn gỗ HDF.

Sàn gỗ HDF là gì?

Sàn gỗ HDF là tên gọi của loại sàn gỗ kết hợp bởi lớp bề mặt là gỗ tự nhiên và phần cốt là gỗ HDF.

Có thể, bạn đã từng nghe đâu đó đến gỗ HDF hoặc trong nhà bạn đã từng sử dụng loại gỗ này trong các sản phẩm nội thất. Gỗ HDF (viết tắt từ High Density Fiberboard) là loại ván ép từ bột gỗ mịn nén ép với keo xử lý dưới áp suất cao tạo thành tấm ván (tỷ trọng gỗ 800kg – 850kg/cm3), đây là loại gỗ có độ chống ẩm cao, khả năng chịu nước tốt. Gỗ HDF có cấu tạo hơn 85% thành phần gỗ tự nhiên, gỗ HDF thường nặng hơn gỗ MDF. Còn lại là các chất phụ gia chống ẩm, tạo độ cứng cho gỗ.

Sàn gỗ HDF sử dụng phần cốt là gỗ HDF, lớp bề mặt liên kết với 1 lớp gỗ thịt tự nhiên. Với đặc tính này, sàn gỗ HDF hội tụ các đặc tính kỹ thuật của gỗ HDF và vẻ đẹp tự nhiên với các vân gỗ tự nhiên. Cũng vì lý do này, sàn gỗ HDF được xếp vào loại sàn gỗ kỹ thuật.

Giống như sàn gỗ Plywood, người sử dụng có thể lựa chọn chất liệu lớp gỗ tự nhiên bề mặt của sàn gỗ HDF: gỗ hương, gỗ sồi, gỗ chiuliu, gỗ căm xe,… Nhà sản xuất sẽ liên kết loại gỗ khách hàng lựa chọn với cốt HDF để cho ra loại sàn gỗ đúng như yêu cầu.

Đặc tính kỹ thuật của sàn gỗ HDF

Do được kết hợp từ cốt gỗ HDF và lớp bề mặt gỗ tự nhiên nên sàn gỗ HDF hội tụ đủ các tính chất kỹ thuật của gỗ HDF và tính thẩm mỹ của gỗ tự nhiên.

Sàn gỗ HDF có khả năng:

  • Chống nước rất tốt: tỷ trọng gỗ cao được xử lý dưới áp suất cao, không bị biến dạng khi tiếp xúc với nước.
  • Chịu va đập và mài mòn tốt: sàn gỗ HDF rất khó mài mòn do có lớp cốt HDF cứng và lớp bề mặt gỗ tự nhiên chắc chắn.
  • Khó bắt lửa: gỗ HDF rất khó bắt lửa khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, có chăng chỉ bị xém nhẹ.
  • An toàn: hàm lượng formaldehyde rất thấp so với chỉ số cho phép, tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ con người.
  • Đa dạng vân gỗ: lớp gỗ tự nhiên trên bề mặt được lạng từ những khối gỗ tự nhiên đã qua xử lý độ ẩm, mối mọt và sơn UV 8 lớp bảo vệ, do vậy sẽ rất khó để phân biệt sàn gỗ HDF với sàn gỗ tự nhiên sau khi lát.

Giá thành sàn gỗ HDF

Sàn gỗ HDF có giá thành phù hợp nằm giữa phân khúc sàn gỗ thịt tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Tuỳ theo loại gỗ mà khách hàng chọn để làm lớp bề mặt sàn gỗ HDF mà giá tính cho mỗi đơn vị m2 sàn gỗ HDF có những thay đổi theo.

Hiện trên thị trường, sàn gỗ HDF có mức giá trung bình giao động từ 450.000 VNĐ – 800.000 VNĐ/m2. Mức giá này khá phù hợp với những khách hàng muốn sử dụng sàn gỗ tự nhiên nhưng chi phí thấp hơn sàn gỗ tự nhiên và có đặc tính kỹ thuật ổn định bền đẹp.

Chọn mua sàn gỗ HDF ở đâu? Và như thế nào?

Do đặc tính kỹ thuật cao của mình nên rất ít đơn vị trên thị trường có thể sản xuất ra được loại sàn gỗ HDF chất lượng tốt. Do vậy, khi chọn mua sàn gỗ HDF, bạn nên tìm đến các đơn vị sản xuất sàn gỗ lớp chuyên nghiệp sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bạn nên đến tận nơi để trải nghiệm thực tế các mẫu sàn gỗ HDF. Cầm trên tay, các tấm sàn gỗ HDF có độ chắc chắn, không cong vênh, giữa lớp cốt và bề mặt liên kết bền vững, không có bất kỳ 1 khe hở nào. Bề mặt lớp cốt HDF mịn, đều, liên kết chắc chắn, có mầu sáng hoặc màu xanh đều đặn. Lớp bề mặt được sơn UV 8 lớp của Klump – CHLB Đức bảo vệ chống xước, chống trơn trượt, bền màu.
Do lớp bề mặt được sản xuất từ lớp gỗ tự nhiên cho nên vân gỗ của sàn gỗ HDF không thanh nào giống thanh nào, màu sắc và vân rất tự nhiên.
Sàn gỗ HDF thường sử dụng mộng click để liên kết giữa các thanh gỗ theo chiều ngang./.